0

Thực phẩm và ảnh hưởng đối với sức khỏe tâm thần | Safe and Sound

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thực phẩm có vai trò quan trọng đối với tâm lý và sức khỏe tâm thần. Một chế độ ăn uống thiếu lành mạnh có thể làm trầm trọng các tình trạng rối loạn tâm lý và cảm xúc.

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Cơ chế tác động của thức ăn đối với sức khỏe tâm thần

1.1. Chế độ ăn uống lành mạnh tác động tới não bộ

Thực phẩm được tiêu hóa tạo thành protein, enzyme là yếu tố quan trọng cho sự phát triển não bộ và các thành phần của nó bao gồm chất dẫn truyền thần kinh và mô não. Đây đều là các thành phần quan trọng, đóng vai trò truyền thông tin đến não bộ và các chức năng của sức khỏe tâm thần. Chế độ ăn giàu omega 3 và kẽm làm tăng kết nối giữa các tế bào não, từ đó cải thiện chức năng của bộ phận này. Ngược lại, chất bẽo bão hòa và đường tác động xấu tới protein trong não.

Bên cạnh đó, chức năng não gắn kết chặt chẽ với chức năng đường ruột. Các thực phẩm giàu probiotics (lợi khuẩn) duy trì đường ruột khỏe mạnh, từ đó hạn chế các tác nhân gây viêm, vốn ảnh hưởng tới cảm xúc, tâm lý và nhận thức. Ngoài ra, chất này là thành phần quan trọng tạo nên vitamin B, cung cấp năng lượng cho não bộ. Ngược lại, chế độ ăn nhiều đường và chất béo ảnh hưởng xấu tới đường ruột, từ đó tác động tiêu cực tới chức năng não, làm trầm trọng các tình trạng rối loạn tâm lý.

1.2. Thức phẩm chức năng và sức khỏe tâm thần

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng với mục đích làm đẹp và giảm cân đang tăng mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, lạm dụng thực phẩm chức năng, dùng quá liều có thể dẫn đến nhiều rối loạn tâm lý và bệnh tâm thần (rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn biến hình...). Vấn đề này càng nghiêm trọng khi thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc đang trần ngập thị trường.

Ngoài ra, các thực phẩm chức năng tăng cường trí nhớ (dùng bởi các sĩ tử) cũng tương đối phổ biến. Cần nhớ rằng, các thực phẩm này thường được chỉ định cho các bệnh nhân mắc rối loạn tâm lý và giấc ngủ, do đó cần thận trọng khi sử dụng. Việc sử dụng các loại thực phẩm này trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ có thể đem lại nhiều hậu quả tới sức khỏe tâm thần do chúng khiến thần kinh bị ức chế và hưng phần quá mức, thậm chí có thể gây tử vong.

1.3. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần từ chế độ ăn thiếu lành mạnh

Theo Tiến sĩ Elizabeth Poole-Di Salvo của Trung tâm Y tế Weill Cornell (Mỹ), nhu cầu thực phẩm không được đáp ứng đầy đủ trong 1 năm có thể làm xuất hiện triệu chứng rối loạn cảm xúc và hiếu động quá mức ở trẻ em. Các vấn đề rất đa dạng, từ trầm cảm tới rối loạn hành vi ứng xử.

Ảnh 1: Thực phẩm không lành mạnh làm rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Chế độ ăn thiếu lành mạnh là nguyên nhân chính dẫn tới béo phì. Một nghiên cứu kéo dài 8 năm với gần 1.000 trẻ em tham gia đã chỉ ra, gần như 100% trẻ em béo phì gặp các vấn đề tâm lý.

2. Thiết lập chế độ ăn lành mạnh để cải thiện sức khỏe tâm thần

 Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tâm thần:

  • Vitamin nhóm B và folate: Folate có vai trò lớn trong điều trị tâm trạng và cảm xúc. Thiếu hụt vitamin nhóm B liên quan làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Sắt: Tương tự, thiếu sắt làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Omega 3: Tăng cường tư duy, cảm xúc và trí nhớ.

Ảnh 2: Omega 3 có nhiều trong món ăn từ cá

  • Kẽm: Thúc đẩy khả năng kiểm soát cảm xúc của cơ thể đối với căng thẳng. Ngoài ra, mức độ kẽm thấp có thể gây ra trầm cảm.
: Thực phẩm và ảnh hưởng đối với sức khỏe tâm thần | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound